Đầu thu micro không dây là gì? Nguyên lý hoạt động và những đặc điểm của thiết bị

Đầu thu micro không dây là gì? Nguyên lý hoạt động và những đặc điểm của thiết bị

    Để tạo nên 1 hệ thống micro không dây hoàn chỉnh, bên cạnh chiếc micro thì đầu thu micro không dây cũng được xem là 1 thiết bị quan trọng trong hệ thống, nó giúp truyền tải tín hiệu âm thanh chất lượng cao. Vậy, để hiểu rõ hơn về thiết bị này, cũng như nguyên lý hoạt động hay những đặc điểm của Đầu thu micro không dây? Hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây của Đại Nam Audio nhé!

     

    Đầu thu micro không dây

     

    Đầu thu micro không dây có nhiệm vụ nhận tín hiệu âm thanh từ micro không dây, giải mã và chuyển đổi chúng về dạng âm thanh số, sau đó truyền tải tới các thiết bị xử lý âm thanh hoặc khuếch đại âm thanh như amply, cục đẩy công suất, mixer,... Sản phẩm thường được nhà hãng trang bị hàng loạt các tính năng kỹ thuật hiện đại như chống hú, chống nhiễu, cảm biến tự ngắt hay cài đặt tần số tự động.

     

    Đầu thu micro không dây

     

    Đầu thu micro không dây được thiết kế đặc biệt lý tưởng cho các ứng dụng âm thanh như hát karaoke, biểu diễn sân khấu, hội nghị, các buổi hòa nhạc,... Chất lượng âm thanh từ đầu thu cho ra mượt mà, chi tiết khi được xử lý tinh tế, từ đó mang đến trải nghiệm âm nhạc tuyệt vời cho người dùng.

     

    Nguyên lý hoạt động của đầu thu micro không dây

     

    + Khi người dùng nói hoặc hát vào micro, âm thanh sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu sóng radio và phát ra từ bộ phát của micro. Đầu thu sẽ nhận sóng radio từ micro qua anten và chuyển đổi nó thành tín hiệu âm thanh điện tử.

    + Bộ điều chỉnh tần số (tuner) trong đầu thu chọn tần số phù hợp với tần số của micro không dây để nhận tín hiệu chính xác.

    + Tín hiệu RF thu được từ anten được gửi đến bộ giải điều chế (demodulator), nơi tín hiệu sóng radio được chuyển đổi thành tín hiệu âm thanh.

    + Sau khi giải mã, tín hiệu âm thanh sẽ được chuyển tới các bộ xử lý như cục đẩy công suất, bộ trộn mixer, vang số, amply qua cổng đầu ra (như XLR, TRS, hoặc RCA) sau đó được đưa tới bộ khuếch đại và phát âm thanh ra loa.

     

    Nguyên lý hoạt động của đầu thu micro không dây

     

    Để cho ra chất lượng âm thanh rõ ràng, đầu thu micro không dây thường được tích hợp các tính năng như tránh nhiễu, chống hú nhằm đảm bảo tín hiệu được truyền phát ổn định và an toàn.

     

    - Cấu tạo của Đầu thu micro không dây: 2 bộ phận chính

     

    + Bộ thu: Nhận sóng radio phát ra từ micro và chuyển đổi chúng thành âm thanh. Đây được coi là bộ phận quan trọng nhất, quyết định chất lượng tín hiệu âm thanh mà người dùng sẽ thu nhận được.

     

    + Bộ xử lý: Sau khi nhận sóng, bộ xử lý sẽ tiếp tục xử lý tín hiệu âm thanh thu nhận được, chuyển đổi nó sang tín hiệu điện để có thể truyền tải đến các thiết bị khác như loa, bộ khuếch đại như mixer, amply.

     

    Những đặc điểm của đầu thu micro

     

    3.1 Các loại đầu thu hiện nay

     

    - Đầu thu micro analog: Là loại đầu thu micro cổ điển, sử dụng tín hiệu âm thanh analog để truyền tải âm thanh. Tuy nhiên, hạn chế của đầu thu này là dễ bị nhiễu và có chất lượng không cao, nên loại này thường được sử dụng rất ít trong các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp hiện nay.

     

    - Đầu thu micro kỹ thuật số: Sử dụng tín hiệu âm thanh kỹ thuật số để truyền tải âm thanh. Tín hiệu này được mã hóa và giải mã để tránh nhiễu và đảm bảo chất lượng âm thanh đầu ra được chi tiết, chất lượng cao. Đây cũng là loại đầu thu được ứng dụng cho các sự kiện lớn.

     

    - Đầu thu micro vô tuyến: Sử dụng sóng vô tuyến (RF) để thu sóng từ micro và truyền tải tín hiệu đến bộ thu âm thanh.

     

    - Đầu thu micro hồng ngoại: Sử dụng sóng hồng ngoại để truyền tải tín hiệu từ micro đến bộ thu âm thanh. Đầu thu này thường được ứng dụng cho các sự kiện, hội nghị, hội thảo.

     

    - Đầu thu micro Bluetooth: Sử dụng kết nối Bluetooth để truyền tải tín hiệu từ micro đến bộ thu âm thanh. Đầu thu có thể sử dụng tiện ích với các thiết bị di động, máy tính bản có kết nối qua Bluetooth.

     

    Các loại đầu thu micro hiện đại

     

    3.2 Ưu và nhược điểm của đầu thu micro

     

    + Ưu điểm

     

    - Thiết kế nhỏ gọn, hiện đại: Đầu thu micro thường được thiết kế gọn nhẹ, dễ lắp đặt và di chuyển trong nhiều không gian sử dụng.

    - Chất lượng thu âm tốt: Các loại đầu thu hiện nay thưởng được tích hợp các tính năng công nghệ tiên tiến giúp thu âm giọng nói/ giọng hát với chất lượng âm thanh rõ ràng, tự nhiên và đáp ứng cho đa dạng các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp.

    - Độ ổn định cao: Tín hiệu âm thanh được truyền tải ổn định và hiệu quả trong quá trình sử dụng, ngay cả với môi trường có nhiều nguồn nhiễu.

    - Đa dạng về loại đầu thu: Bạn có thể dễ dàng lựa chọn đầu thu micro phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

     

    Ưu điểm của đầu thu micro không dây

     

    + Nhược điểm

     

    - Độ trễ tín hiệu: trong quá trình thu âm, tín hiệu âm thanh sẽ phải truyền qua nhiều bộ phận khác nhau, vì vậy đầu thu micro thường có độ trễ tín hiệu và làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.

    - Sử dụng hạn chế trong môi trường ồn ào: Chất lượng thu âm của đầu thu micro dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn và âm thanh xung quanh.

    - Chi phí cao: Các loại đầu thu micro chất lượng cao thường có giá thành khá đắt.

     

    Đại Nam Audio – Đơn vị cung cấp Thiết Bị Âm Thanh Chính Hãng, Uy Tín tại TP.HCM

     

    Đại Nam Audio chuyên cung cấp đa dạng các thiết bị âm thanh chính hãng, cao cấp đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Martin Audio, Optimal Audio, Agasound, Shure, Misound, IDL,...

     

    - Có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực âm thanh ánh sáng

    - Cung cấp đa dạng các cấu hình âm thanh từ giải trí karaoke gia đình, phòng hát karaoke kinh doanh hay cả hệ thống âm thanh chuyên nghiệp như quán bar, vũ trường, lounge, karaoke box, karaoke hầm rượu,...

    - Tư vấn đúng với nhu cầu sử dụng và tối ưu chi phí cho người dùng.

    - Chính sách bảo hành, bảo trì, đổi – trả linh hoạt.

    - Chính sách hậu mãi "siêu hấp dẫn" dành cho tất cả khách hàng.

    Bài viết xem nhiều nhất
    Micro Cardioid Là Gì?

    Micro Cardioid Là Gì?

    22 Th 07, 2023

    Zalo
    Hotline