Bạn đã từng nghe và bắt gặp rất nhiều về thông số “ Độ nhạy của loa” và cũng đã nghe đâu đó là các nhà sản xuất loa âm thanh như loa âm trần, loa array đặc biệt chú ý về thông số này. Nhưng bạn có bao giờ đặt câu hỏi cho mình độ nhạy loa là gì, có ý nghĩa thế nào và cách nhận biết nó ra sao? Bài viết này Đại Nam Audio đặc biệt chia sẻ những kiến thức về độ nhạy của loa cho các bạn hiểu rõ hơn về nó, còn chần chừ gì nữa , cùng chúng tôi tìm hiểu thôi nào !
Độ nhạy của loa là gì?
Độ nhạy của loa là 1 thông số kỹ thuật giúp phản ánh độ lớn của âm thanh loa phát ra trên một đơn vị công suất nhất định. Hiểu đơn giản hơn, nó giúp đo lường mức độ độ lớn của loa tương ứng với mức công suất bạn cung cấp cho chiếc loa đó và khả năng loa kêu to đến đâu trong cùng 1 môi trường định mức tiêu chuẩn và trong cùng một mức điện áp đầu vào.
Độ nhạy của loa được đo bằng đơn vị Decibel ( kí hiệu dB) . Đối với bất kỳ một dòng loa nào cũng đều có độ nhạy và ở các dòng loa âm thanh khác nhau sẽ có độ nhạy khác nhau.
Ý nghĩa độ nhạy của loa?
Độ nhạy của loa có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các thiết bị loa karaoke, loa sub, loa âm trần bởi nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát ra âm thanh của loa. Độ nhạy giữa loa đắt tiền và loa rẻ tiền sẽ khác nhau. Độ nhạy của loa càng lớn thì âm thanh phát ra càng to. Hiện nay, các mẫu loa trên thị trường đều có độ nhạy từ 80-90 dB và mức trung bình 87 dB, độ nhạy ở mức 90 dB có âm lượng lớn hơn gấp đôi mức 80 dB.
Có một mối liên quan đặc biệt giữa loa và amply, loa có độ nhạy càng cao thì amply chỉ cần có công suất nhỏ và ngược lại, loa có độ nhạy thấp thì cần có amply có công suất cao hơn để đáp ứng được nhu cầu nghe nhạc của người dùng.
Ví dụ, ở một loa có ghi độ nhạy là 81 dB. Thông số này được đọc là với 1W công suất đầu vào, âm lượng loa phát ra đạt ở ngưỡng vừa phải. Nếu muốn tăng thêm một đơn vị dB thì cần nhiều hơn số đơn vị công suất. Vì vậy, các bạn nên cân nhắc việc chọn mua loa, tùy vào mục đích sử dụng mà bạn chọn dòng loa có độ nhạy phù hợp. Thông thường, độ nhạy của loa trên 92 dB thì được coi là rất tốt, loa có độ nhạy khoảng 88 dB là trung bình và dưới 84 dB, độ nhạy của loa nhạy kém.
Cách nhận biết độ nhạy của loa
Có rất nhiều cách để nhận biết được độ nhạy của loa và cách đơn giản nhất được các nhà sản xuất loa thống nhất là đặt loa trong một môi trường tiêu chuẩn. Môi trường đó phải có khả năng không gây tiếng vọng, tiếng dội, có cách âm và cần bố trí micro ở phía trước loa khoảng 1m - 2m. Điều đặc biệt bạn phải chú ý chính là khoảng cách giữa các micro và loa phải bằng nhau.
Ví dụ : Mức điện áp tiêu chuẩn đầu vào là 2,83W, được hiểu là tương ứng với 1W nếu loa “đánh” với ampli ở mức trở kháng 8 ohm. Công suất ra của loa đo bằng W được tính bằng công thức bình phương hiệu điện thế / trở kháng. Trong trường hợp này là 2,832 / 8 = 8,0089/8 =1. Nếu trở kháng là 4 ohm thì công suất sẽ là 2W. Khi đó, mức decibels (dB) đo ở micrô hoặc đồng hồ SPL chính là độ nhạy của loa.
Qua bài viết này, ĐẠI NAM AUDIO muốn chia sẻ cho khách hàng Khái niệm về đồ nhạy của loa, tầm quan trọng và cách nhận biết độ nhạy với mong muốn đem đến cho khách hàng kinh nghiệm và hiểu rõ hơn về lĩnh vực âm thanh.
Đại Nam Audio – đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị âm thanh chính hãng như loa, micro, đẩy công suất, mixer, vang số, quản lý nguồn, thiết bị DJ,…nhập khẩu chính hãng 100%.
Các sản phẩm của Đại Nam đều đến từ các thương hiệu âm thanh nổi tiếng như Agasound, Optimal-Audio , Martin-Audio, Misound, Shure, Allen&Heath,… với giá cả siêu hợp lý cho khách hàng.
Chúng tôi hân hạnh phục vụ Quý khách hàng !